Giăng 3:36
36 Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.
Giăng 3:14-18
14Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy,
15hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.
16Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.
17Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu.
18Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời.
Bạn không thể nào SỐNG giống như Chúa Jesus đã sống. Bạn chỉ có thể để Ngài SỐNG trong bạn và qua bạn bởi sự TIN và NHẬN Ngài.
Bạn có thể HỌC TẬP nhưng không thể LÀM THEO như những gì Chúa Jesus đã từng làm. Bạn chỉ có thể nhận lãnh những gì Ngài đã làm là dành cho bạn.
Chúa Jesus không đến thế giới này để làm tấm gương cho người ta noi theo như cách của tất cả mọi lãnh tụ khác trên thế giới. Ngài đến để làm thay con người những gì con người không thể thực hiện được. Con người chỉ có TIN và NHẬN lấy những gì Ngài làm mà thôi.
Bạn không thể nào sống một đời sống hoàn hảo, không tì không vít giống như Chúa Jesus.
Bạn không thể nào thực hiện những phép lạ giống như Chúa Jesus đã từng làm. Ngày nay, bạn cũng không làm phép lạ nào hết. Chúa Jesus vẫn đang làm những phép lạ trong bạn và qua bạn.
Bạn không thể nào gánh nổi thập tự giá, dầu cho là thập tự của chính bạn. Bạn bất lực. Chỉ có Chúa Jesus mới gánh nổi thập tự giá - bản án tử hình của bạn, của tôi và của cả nhân loại - trên thân thể Ngài.
Bạn không thể yêu giống như Chúa Jesus đã yêu bạn vì Ngài yêu ngay khi bạn còn trong tội lỗi và hư mất. Còn bạn và tôi chỉ yêu được khi đã đón nhận lấy tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện của chính Ngài tại thập tự giá!
Hãy TIN và NHẬN lấy những gì Chúa Jesus đã hoàn tất cho bạn tại thập tự giá để SỐNG trong Ngài và Ngài SỐNG trong bạn.
Hãy TIN và NHẬN lấy những gì Chúa Jesus đã hoàn tất cho bạn tại thập tự giá để SỰ SỐNG Chúa tuôn tràn qua bạn. Bạn trở nên mạnh mẽ, đáng yêu và sung mãn không phải vì nỗ lực HỌC TẬP và LÀM THEO của bạn nhưng bởi SỰ SỐNG của Chúa Jesus tuôn tràn qua bạn. Người ta sẽ không còn thấy nỗ lực của bạn nhưng họ sẽ thấy sự vinh hiển và ân sủng của Chúa trên bạn.
Joshua Phạm
36 Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.
Giăng 3:14-18
14Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy,
15hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.
16Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.
17Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu.
18Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời.
Bạn không thể nào SỐNG giống như Chúa Jesus đã sống. Bạn chỉ có thể để Ngài SỐNG trong bạn và qua bạn bởi sự TIN và NHẬN Ngài.
Bạn có thể HỌC TẬP nhưng không thể LÀM THEO như những gì Chúa Jesus đã từng làm. Bạn chỉ có thể nhận lãnh những gì Ngài đã làm là dành cho bạn.
Chúa Jesus không đến thế giới này để làm tấm gương cho người ta noi theo như cách của tất cả mọi lãnh tụ khác trên thế giới. Ngài đến để làm thay con người những gì con người không thể thực hiện được. Con người chỉ có TIN và NHẬN lấy những gì Ngài làm mà thôi.
Bạn không thể nào sống một đời sống hoàn hảo, không tì không vít giống như Chúa Jesus.
Bạn không thể nào thực hiện những phép lạ giống như Chúa Jesus đã từng làm. Ngày nay, bạn cũng không làm phép lạ nào hết. Chúa Jesus vẫn đang làm những phép lạ trong bạn và qua bạn.
Bạn không thể nào gánh nổi thập tự giá, dầu cho là thập tự của chính bạn. Bạn bất lực. Chỉ có Chúa Jesus mới gánh nổi thập tự giá - bản án tử hình của bạn, của tôi và của cả nhân loại - trên thân thể Ngài.
Bạn không thể yêu giống như Chúa Jesus đã yêu bạn vì Ngài yêu ngay khi bạn còn trong tội lỗi và hư mất. Còn bạn và tôi chỉ yêu được khi đã đón nhận lấy tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện của chính Ngài tại thập tự giá!
Hãy TIN và NHẬN lấy những gì Chúa Jesus đã hoàn tất cho bạn tại thập tự giá để SỐNG trong Ngài và Ngài SỐNG trong bạn.
Hãy TIN và NHẬN lấy những gì Chúa Jesus đã hoàn tất cho bạn tại thập tự giá để SỰ SỐNG Chúa tuôn tràn qua bạn. Bạn trở nên mạnh mẽ, đáng yêu và sung mãn không phải vì nỗ lực HỌC TẬP và LÀM THEO của bạn nhưng bởi SỰ SỐNG của Chúa Jesus tuôn tràn qua bạn. Người ta sẽ không còn thấy nỗ lực của bạn nhưng họ sẽ thấy sự vinh hiển và ân sủng của Chúa trên bạn.
Joshua Phạm
11 Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi.12 Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức,13 đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ,14 là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành.15 Hãy dạy các điều đó, lấy quyền đầy đủ mà khuyên bảo quở trách. Chớ để ai khinh dể con.
I. Chúa Jesus Là Ân Điển Đã Được Bày Tỏ:
Giăng 1:17 Vì luật pháp đã ban cho bởi Môi-se, còn ân điển và lẽ thật bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà đến.
John 1:14 And the Word became flesh, and dwelt among us (....,) full of grace and truth;
Giăng 1:14 Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ân điển và lẽ thật;
Ân điển không phải là một giáo lý, một triết lý hay một hình thức khổ luyện để thành tài. Ân điển của Đức Chúa Trời ấy chính là Chúa Jesus Christ, Con Một yêu dấu của Ngài. Chính Ngài đã đến dâng hiến chính mình làm một sự thay thế ngoạn mục để biến những gì không thể thành có thể, gọi những gì không có như đã có rồi. Đấng Công Chính đã đến để trở nên bất chính nhờ đó những kẻ bất chính được trở nên công chính khi tin nhận Ngài (II Cor 5:21).
Qua việc xưng công bình ấy Chúa Jesus trở nên nguồn ân điển cho thế giới hư hoại và tăm tối này. Ân điển là ơn dành cho người không xứng đáng, ân điển khiến cho người không xứng đáng trở nên xứng đáng, ân điển không đòi giá nơi người nhận nhưng lại đòi hỏi giá trị tuyệt đối nơi người ban cho. Ân điển miễn phí 100% nhưng không hề rẻ rúng, vô giá trị mà ngược lại sự miễn phí của ân điển dẫn con người đến chỗ quy phục hoàn toàn nơi Đức Chúa Trời.
II. Ân Điển - Nguồn Năng Lượng Vô Tận Để Sống Tin Kính
Nhiều người thường nghĩ ân điển chỉ có giá trị trong sự cứu rỗi khỏi sự chết nhưng sự thật thì ân điển không chỉ dừng lại ở sự cứu rỗi mà ân điển ảnh hưởng đến mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống của Cơ-đốc nhân.
Câu "Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian,phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức," trong nguyên ngữ có ý nghĩa: "Chúng ta đã được hướng dẫn để thoát khỏi đời sống bất kính và lòng ham muốn tội lỗi (And we are instructed to turn from godless living and sinful pleasures). Chính Chúa Jesus đến để bày tỏ cho chúng ta Lẽ Thật, Đường Đi và Sự Sống.Bởi Lẽ Thật Ngài khiến chúng ta nhận ra sự không tin kính của mình bằng chính sự chết của Ngài trên thập tự. Con người đã luôn chống nghịch lại với ý muốn của Đức Chúa Trời cho đến khi được mở mắt để thấy tình yêu lạ lùng của Chúa Jesus tại thập tự giá. Qua Chúa Jesus chính Ngài đã mở một con đường mới và sống ngang qua xác Ngài. Ai muốn đi vào nước Thiên đàng đều phải đi ngang qua chính Ngài, đều phải đồng ý tiếp nhận lấy sự chết của Chúa Jesus là dành cho mình. Như vậy, Đức Chúa Trời quy kể rằng con người cũ đã hoàn toàn chết và bản ngã cũ không còn tồn tại trong cái nhìn của Đức Chúa Trời khi chúng ta bước ngang qua xác của Chúa Jesus. (Heb 10:19-20). Trong cái nhìn của Đức Chúa Trời khi một người tin nhận Chúa Jesus là Đấng chết thay họ thì Ngài cũng quy kể rằng họ cùng sống lại với Chúa Jesus khi Ngài phục sinh vinh hiển. (Ê-phê-sô 2:6; Rô 8:11; I Cô 6:14)
I Cô.15:17 Và nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, anh em còn ở trong tội lỗi mình.
Chúng ta không còn ở dưới tội lỗi không phải bởi nỗ lực sống tốt của chính mình hay bởi tri thức nhưng bởi sự sống lại của Đấng Christ. Đôi lúc nhiều người nghĩ rằng cứu chúng ta là việc của Chúa nhưng tin kính và sống thánh thiện là việc của mình, là sự nỗ lực của bản thân Đức Chúa Trời không thể can thiệp vì đó là quyền tự do của chúng ta nhưng sự thật nếu không bởi ân điển thì không ai trong chúng ta có thể tin kính và chừa bỏ bất cứ ham muốn tội lỗi nào cả. Nếu ân điển đủ quyền năng để cứu chúng ta khỏi sự chết thì ân điển cũng dư dật quyền năng bội phần hơn để giải phóng chúng ta khỏi đời sống bất kính và lòng ham muốn tội lỗi. Ân điển không phải là giấy phép để phạm tội nhưng ngược lại ân điển là nguồn năng lượng vô tận để vận hành con người mới được tái tạo bởi quyền năng của Đức Thánh Linh.
Vấn đề là nhiều người sau khi được cứu bởi ân điển đã vội vàng quay trở lại tìm sự công bình, sự tin kính bằng cách cố gắng tuân giữ luật pháp. Họ không hề biết Đấng Christ đã chuộc họ ra khỏi luật pháp rồi vì luật pháp chính là nguyên nhân duy nhất còn lại khiến cho tội lỗi có quyền để cột trói đời sống của họ. (Rô 6:14) Họ nỗ lực để rồi thất bại rồi lại nỗ lực và thất bại,... cứ như vậy dần khiến cho họ bắt đầu vô tín với công tác hoàn tất của Đấng Christ, họ không còn đủ sự đơn sơ để tin rằng Chúa Jesus đã làm trọn mọi sự họ cần để sống tin kính và thánh khiết tại thập tự giá. Họ không thể tin rằng họ luôn là người công bình trước mặt Đức Chúa Trời Đấng Christ đã trở nên bất chính thay cho họ. Họ được thuyết phục rằng con người cần phải hoàn thành một điều gì đó mới đủ điều kiện để nhận lãnh các ơn phước khác, ngoài sự cứu chuộc ra. Ví dụ như: khi bạn nêu nan đề về tài chánh thì lập tức sẽ nhận được sự nhắc nhở về sự dâng hiến, khi bạn bị bịnh tật hay gặp nan đề, rắc rối thì sẽ nhận câu hỏi nghi ngờ về sự giấu diếm tội lỗi nào đó,...
Bạn thấy đó, tâm trí của con người thường có xu hướng để tập chú vào những gì mà mình đã làm được hơn là tập chú vào những gì đã được hoàn thành. Tại thập tự giá Chúa Jesus đã la lớn rằng: Mọi Sự Đã Được Trọn để thuyết phục bạn và tôi tin rằng Ngài đã hoàn thành tất cả mọi điều cần thiết để chúng ta được cứu, được sống và được đồng thừa hưởng sự vinh hiển của Ngài. Đánh mất sự tập chú nơi những gì Chúa Jesus đã hoàn tất cho chúng ta tại thập tự giá đồng nghĩa với việc chúng ta đang lãng quên một nguồn năng lượng vô tận để sống dư dật và sung mãn trong cuộc đời này.
III. Ân Điển - Quyền Năng Tẩy Sạch Tuyệt Đối Và Đời Đời
Tít 2:13-14 Chúa Cứu Thế Giê-su. 14Đấng đã dâng hiến chính mình cho chúng ta, để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều gian ác và tẩy sạch để biến chúng ta thành một dân tộc thuộc riêng về Ngài, một dân sốt sắng làm các việc lành. (BDM)
Cuộc sống của Cơ-đốc nhân không giống như một bức tường trắng chỉ được sử dụng khi không có vết bẩn và phải được lau chùi hay sơn phết lại rồi mới sử dụng tiếp khi bị vấy bẩn. Chúng ta được chuộc khỏi mọi điều gian ác và tẩy sạch một lần đủ cả (Heb 10:10) và tẩy sạch đời đời (Heb 10:14). Công tác tẩy sạch bởi ân điển của Chúa Jesus luôn vượt quá sự hiểu biết của con người, vì con người bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng Ngài không hề bị giới hạn và những gì Ngài làm cũng không bị giới hạn. Đức Chúa Trời tẩy sạch bạn qua công tác của Con Ngài và phần của bạn là chọn để tin hoàn toàn vào điều ấy. Đó chính là loại đức tin khiến Đức Chúa Trời đẹp lòng. Bởi ân điển chúng ta trở nên dân riêng của Đức Chúa Trời và bởi ân điển chúng ta sốt sắng làm việc lành. Khi nhận biết điều này chúng ta đã đang và tiếp tục đi ngược lại với quan niệm và hệ thống giá trị của thế gian này "nhân-quả". Chúng ta không sống dựa trên nhân - quả, chúng ta sống dựa trên Jesus - Quả. Chúa Jesus đã làm và chúng ta nhận lấy kết quả của Ngài. Ngài đã hoàn tất! Không còn chỗ cho nỗ lực của chúng ta mà hoàn toàn chỉ bởi ân điển nhưng không của Ngài. Hãy công bố ân điển Chúa giúp đỡ bạn và tôi mỗi ngày để sống tin kính, thánh khiết,tiết độ, công bình, nhân đức. Hãy luôn luôn tập chú vào những gì Chúa đã làm cho chúng ta hơn là những gì chúng ta có thể làm. Hãy luôn ý thức về quyền năng tẩy sạch tuyệt đối và đời đời bởi ân điển của Chúa Jesus mỗi phút mỗi giây vì ấy chính là nguồn năng lực vô tận để bắt đầu kinh nghiệm một đời sống phước hạnh và đắc thắng trong Chúa Jesus Christ.
Joshua Phạm
Who through faith…turned to flight the armies of the aliens. (Hebrews 11:34b)
In this summarized series of testimonies, the Lord's servants "subdued kingdoms, worked righteousness, obtained promises, stopped the mouths of lions, quenched the violence of fire, escaped the edge of the sword, out of weakness were made strong, became valiant in battle" (Hebrews 11:33-34b). Our next category shows one more consequence of accessing grace through faith.
By trusting in the Lord, some of His people "turned to flight the armies of the aliens." Jonathan (son of King Saul) provides an excellent picture of this. "Then Jonathan said to the young man who bore his armor, 'Come, let us go over to the garrison of these uncircumcised; it may be that the LORD will work for us. For nothing restrains the LORD from saving by many or by few'" (1 Samuel 14:6). Although these two men were greatly outnumbered by the enemy forces, Jonathan knew that God was not restricted by numbers and could bring victory to His people. The anticipated response of the enemy soldiers confirmed God's plan to Jonathan, so he attacked the fortress. "And Jonathan climbed up on his hands and knees with his armorbearer after him; and they fell before Jonathan. And as he came after him, his armorbearer killed them" (1 Samuel 14:13). The alien army reacted as though a mighty horde had swept over them. "And there was trembling in the camp, in the field, and among all the people. The garrison and the raiders also trembled; and the earth quaked, so that it was a very great trembling. Now the watchmen of Saul in Gibeah of Benjamin looked, and there was the multitude, melting away; and they went here and there" (1 Samuel 14:15-16). Other Israelites, who had been fearful, were encouraged to join in the battle. "Likewise all the men of Israel who had hidden in the mountains of Ephraim, when they heard that the Philistines fled, they also followed hard after them in the battle" (1 Samuel 14:22). So, two men were sufficient to cause a mighty army to flee, even if God needed to add an earthquake to ensure effectiveness!
By trusting in the Lord, we can also cause the enemy and his demonic forces to flee. "Finally, my brethren, be strong in the Lord and in the power of His might…For we do not wrestle against flesh and blood, but against principalities, against powers, against the rulers of the darkness of this age, against spiritual hosts of wickedness in the heavenly places…Therefore submit to God. Resist the devil and he will flee from you" (Ephesians 6:10, 12 and ).
Lord God Almighty, where do you want me to go forth in faith, anticipating that You will cause the enemy to flee? Lord, guard me from presumption. I submit to You. Make me an encouragement to fearful saints who are in hiding and need to be serving, Amen.
Hê-bơ-rơ 11:7 Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy.
Thật ra trọng tâm của điều Nô-ê đang làm thời bấy giờ ấy là TIN VÀO NHỮNG GÌ ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN VỚI ÔNG VÀ RAO BÁO TIN MỪNG ẤY CHO NHIỀU NGƯỜI KHÁC.
Khi Nô-ê được Đức Chúa Trời phán rằng ông phải đóng một con tàu để cứu gia đình ông và mọi người khỏi cơn nước lụt thì Nô-ê đa TIN Lời Ngài và Kinh Thánh kể Nô-ê là công bình vì ông tin Lời ấy.
Khi đóng tàu, Nô-ê đã rao giảng gì?
Ông báo cho mọi người biết rằng:
1. Mọi người ơi! Đức Chúa Trời sẽ hình phạt thế giới này bằng cơn nước lụt.
Có phải ngày nay chúng ta cũng rao giảng rằng thế giới này sẽ hư mất đời đời vào ngày cuối cùng sao?
2. Nhưng tôi báo cho các bạn một tin mừng ấy là Đức Chúa Trời bảo tôi đóng 1 con tàu để tôi, gia đình tôi và các bạn nếu chúng ta vào trong tàu ấy thì sẽ được cứu!
Có phải ngày nay chúng ta rao giảng rằng TIN MỪNG ẤY LÀ CHÚA JESUS ĐÃ CHẾT THAY MỌI TỘI CỦA QUÝ VỊ RỒI - HÃY BƯỚC VÀO TRONG NGÀI ĐỂ ĐƯỢC SỰ SỐNG SAO?
Ngày hôm nay, chúng ta chắc chắn không được kêu gọi để đóng tàu giống Nô-ê đã làm vì con tàu mà Nô-ê đóng là hình bóng về CHÚA JESUS ĐẤNG CỨU RỖI sẽ đến. Hôm nay, con tàu cứu rỗi của chúng ta đã được hoàn thành, con tàu ấy đã được hoàn tất cách đây hơn 2000 năm tại thập tự giá khi Chúa Jesus kêu lên rằng: "Mọi sự đã được trọn". Không ai phải vẽ thêm vào một bức tranh đã được hoàn thành. Việc của chúng ta ngày nay là TIN và làm phần còn lại mà Nô-ê đã làm là HÃY RAO GIẢNG TIN MỪNG ĐẾN KHẮP ĐẤT. Nô-ê đã thành công trong việc đóng tàu nhưng lại thất bại trong việc rao báo TIN MỪNG để cứu mọi người. Vì ấy là chức vụ vinh hiển chỉ được giao cho chúng ta là những kẻ ở trong Giao ước mới qua sự chết của Chúa Jesus Chúa chúng ta mà thôi. Halelugia! Chức vụ của sự hòa giải!
ANH CHỊ EM CÔ BÁC ÔNG BÀ DÌ DƯỢNG CẬU MỢ CHÚ THÍM,... CÁC BẠN ƠI! HÃY RAO BÁO TIN MỪNG NGAY HÔM NAY!
Joshua Phạm
Kinh thánh: "Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hoà thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hoà thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!" Rô-ma 5:10
Nguồn: One Way Radio
By faith Moses, when he became of age, refused to be called the son of Pharaoh's daughter, choosing rather to suffer affliction with the people of God than to enjoy the passing pleasures of sin. (Hebrews 11:24-25)
The natural tendency of humanity is to desire privilege and pleasure. These two were certainly available to Moses in Egypt. Yet, he refused Egypt and chose God's people, demonstrating the far reaching impact of trusting in the Lord.
When the daughter of Pharaoh discovered baby Moses, she decided to raise him as her child. "Moses was born…and he was brought up in his father's house for three months. But when he was set out, Pharaoh's daughter took him away and brought him up as her own son" (Acts 7:20-21). As an offspring of the palace, Moses had access to the very best of human education, and he became proficient in all that was provided for him. "And Moses was learned in all the wisdom of the Egyptians, and was mighty in words and deeds" (Acts 7:22). In terms of conventional earthly perspectives, Moses was guaranteed a life of privilege and pleasure.
However, when he reached the age of relative maturity, his heart was drawn in a distinctively different direction. "But when he was forty years old, it came into his heart to visit his brethren, the children of Israel" (Acts 7:23). The wording implies that he had been taught of his link with the Israelites as he was growing up in Pharoah's household. Eventually, his heart was stirred by this connection, and he made a life-shaping decision, by faith. "By faith Moses, when he became of age, refused to be called the son of Pharaoh's daughter." He decided to renounce his place of privilege in Pharoah's family and to identify himself with God's people. He was aware that this choice was a renunciation of a pleasure-filled life and would inevitably lead to suffering: "choosing rather to suffer affliction with the people of God than to enjoy the passing pleasures of sin."
To commit to the palace would have been pleasurable, but sinful. Furthermore, those sinful pleasures would have been temporary. On the other hand, the blessings of following the leading of the Lord would last forever. Moses' heavenly perspective was much like the Psalmist. "For a day in Your courts is better than a thousand [that is, in anyplace else]. I would rather be a doorkeeper in the house of my God than dwell in the tents of wickedness" (Psalm 84:10).
Bob Hoekstra
Mác 11:23 Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai sẽ biểu hòn núi nầy rằng: Phải cất mình lên, và quăng xuống biển, nếu người chẳng nghi ngại trong lòng, nhưng tin chắc lời mình nói sẽ ứng nghiệm, thì điều đó sẽ thành cho.
Chúng ta có lẽ thường hay thắc mắc và suy nghĩ làm sao để có đức tin? Và làm sao để vận dụng đức tin ? Và nan đề là thường chúng ta sẽ tìm đủ mọi cách để làm cho chính mình tin. Có lẽ nhiều lần chúng ta chạy đến Mục sư của mình, chúng ta chạy đến với những người mà chúng ta nghe nói là quyền năng, hay chạy đến những người mà chúng ta nghĩ là họ có thể giải quyết được nan đề cho chúng ta. Và rồi cũng nhiều lần chúng ta trở về với sự thất vọng vì không nhận được điều mà mình mong đợi. Thường thì chúng ta sẽ trở nên chán nản và sớm bỏ cuộc không còn tin chắc lắm về những gì mà Kinh Thánh nói. Hoặc đôi khi chúng ta thường tự an ủi mình rằng có lẽ là do mình chưa có đức tin hoặc đức tin mình còn yếu nên vấn đề chưa xảy ra.
Bạn thân mến! Đó không phải là loại đức tin dời núi mà Kinh Thánh đề cập trong Lời Ngài. Đầu tiên, để có đức tin không có cách nào khác là:
Bạn thân mến! Đó không phải là loại đức tin dời núi mà Kinh Thánh đề cập trong Lời Ngài. Đầu tiên, để có đức tin không có cách nào khác là:
Rô-ma 10:17 Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Ðấng Christ được rao giảng.
Rõ ràng điều bạn nghe mỗi ngày rất quan trọng bởi lẽ nó quyết định việc bạn có đức tin hay không? Nếu bạn suốt ngày chỉ lắng nghe tin buồn, tin dữ, tin tai nạn, tin khủng bố, tin thất nghiệp, tin chiến tranh,... ắt hẳn bạn sẽ không bao giờ có đức tin được. Nó chỉ khiến cho bạn chỉ càng trở nên sợ hãi, lo lắng và bất an. Tin tức đời này không đem đến cho bạn sự bình an thật, nó không làm cho bạn vui mừng và sống mạnh mẽ, đắc thắng.
Bạn ơi! Kinh Thánh nói rằng đức tin đến khi bạn nghe Lời của Đấng Christ được rao giảng. Ngày hôm nay, bạn không thể nghe trực tiếp Lời của Chúa Jesus bằng âm thanh rõ ràng mỗi ngày, tuy nhiên khi bạn đến với Kinh Thánh, đến với Lời Chúa, đến với Phúc âm của Đấng Christ và những gì Ngài làm cho bạn tại thập tự giá thì bạn đang nghe Lời của Đấng Christ! Và Lời ấy sẽ khiến bạn mạnh mẽ, lời ấy đem đến sự sống cho tâm linh bạn, tại đó bạn được chìm ngập trong tình yêu của Chúa Cứu Thế Jesus dành cho bạn. Lòng bạn được bình an và tràn ngập vui mừng! Đó là thời điểm đức tin bắt đầu nảy nở bên trong bạn. Đức tin đến từ Lời Chúa là loại đức tin dời được mọi ngọn núi trong cuộc đời của bạn. Hãy đến với Lời của Đấng Christ để phát triển loại đức tin đó mỗi ngày.
Và khi đức tin đã nảy nở trong bạn, tiếp theo bạn sẽ làm gì? Bạn đã đặt nền tảng vững chắc cho đức tin của mình là trên Lời của Đấng Christ và tiếp theo bạn sẽ làm gì?
Có lẽ từ TIN trong tiếng Hoa có thể giúp chúng hiểu được nguyên tắc này trong Kinh Thánh. Mẫu tự TIN trong tiếng Hoa gồm hai mẫu tự gồm:
TIN - 信 - Believe/Faith1. Ren: 人 nghĩa là người2. Yan: 言 nghĩa là nói, công bố
Vậy TIN có nghĩa là người đó nói ra, hay công bố ra điều đó. Tất nhiên nếu niềm tin bạn không đặt trên nền tảng vững chắc, không rúng động là Lời của Đấng Christ thì lời bạn nói hay công bố cũng chỉ là một niềm tin "mê tín và thiếu cơ sở" để có thể được ứng nghiệm. Nhưng sau khi bạn đã nghe và xác chứng rằng những điều bạn nghe là đến từ Lời của Đấng Christ qua Kinh Thánh và xác chứng của Thánh Linh trong bạn bày tỏ qua sự bình an lạ lùng đến với tâm linh bạn thì bạn hãy công bố điều đó ra. Hãy tập nói như cách mà Chúa nói với bạn.
Ví dụ: Khi bạn đang bịnh tật nhưng Lời của Đấng Christ phán rằng:
Ê-sai 53:4 Thật người đã mang sự đau ốm của chúng tahay
I Phi-e-rơ 2:24b nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh.
Thì bạn hãy công bố như vậy đối với bệnh tật của mình. Bạn hãy nói rằng bởi lằn đòn Ngài, bệnh tật của tôi đã được chữa lành. Và khi công bố như vậy, bạn bắt đầu được thuyết phục để sống như một người đã được chữa lành. Ha-lê-lu-gia!
Bạn yêu dấu! Hãy công bố Lời sự sống của Đấng Christ dành cho bạn ngày hôm nay. Hãy chạy đến với Lời Ngài để bạn có đức tin và khai phóng đức tin ấy qua lời công bố của chính bạn. Hãy để Lời của Đấng Christ dời các ngọn núi của bạn ngay hôm nay!
Joshua Phạm
Trước khi mang thập tự giá lên đồi gô-gô-tha Chúa Jesus phán:
Và thật vui mừng và hạnh phúc khi suy gẫm tiếp câu hỏi:
Giăng 15:4-5 Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.
- Tại Gô-gô-tha, thập tự giá mà Chúa Jesus mang là thập tự của ai? Của Chúa hay của chính bạn và tôi?
- Nếu là thập tự của Chúa Jesus thì chúng ta hôm vẫn phải tiếp tục gánh thập tự của chính mình.
- Còn nếu thập tự mà Chúa Jesus mang tại Gô-gô-tha cách đây hơn 2000 năm là của chúng ta thì ngày nay chúng ta bước vào sự yên nghỉ trong tình yêu với Chúa Jesus Đấng mua chuộc chúng ta.
Thập tự giá là biểu tượng của sự định tội và rủa sả, là món nợ mà bạn và tôi phải gánh trên vai mình. Chúa Jesus kêu gọi những người theo Ngài là ai muốn theo Ngài thì phải vác thập tự của mình và kết quả là chẳng ai vác nổi trừ một mình Chúa mà thôi. Tất cả mọi người theo Ngài, kể cả các môn đồ trung thành nhất cũng trốn chạy tại vườn Ghét-sê-ma-nê hay chối bỏ Ngài như Phi-e-rơ, là người từng tuyên bố sẽ sống, chết với Chúa. Thật sự chẳng có ai đủ sức để vác nổi thập tự giá chỉ ngoài ra một mình Ngài, chẳng có một môn đồ nào bỏ Cha, Mẹ, nhà cửa, ruộng vườn, vợ con ... để theo Chúa cả, cả ngày xưa lẫn ngày nay !!!
Quan trọng hơn, vì Chúa Jesus là Đấng công chính nên từ khi sanh ra làm người Ngài chẳng hề phạm tội, Ngài không có gánh nặng của tội lỗi và rủa sả, Ngài không có thập tự của chính Ngài. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời tại Gô-gô-tha cách đây hơn 2000 năm chính Ngài đã tình nguyện vác thập tự giá của cả nhân loại trong đó có cả thập tự của chính bạn và tôi. Ngài đã chọn để gánh món nợ của chúng ta. Halelugia! Chúa Jesus không bắt buộc để gánh cây thập tự đó. Chính Ngài cũng đã tranh chiến vì gánh đó quá nặng với Ngài - tội lỗi của cả nhân loại từ cổ chí kim.
Mặt khác, gánh nặng lớn nhất của Ngài là Chúa Jesus biết rằng trong giờ phút Ngài gánh tội lỗi của nhân loại trên thân thể Ngài thì mối quan hệ giữa Ngài và Chúa Cha sẽ bị cắt đứt. Đức Chúa Trời thánh khiết sẽ không thể tiếp tục nhìn Ngài, Đức Chúa Trời phải lìa bỏ Chúa Jesus trong giờ phút ấy đến nỗi tại thập tự giá Chúa Jesus phải kêu lên cách đau đớn rằng: "Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi! ". Tạ ơn Chúa, vì Đức Chúa Trời đã quay lưng với Chúa Jesus tại thập tự giá để quay về phía nhân loại, quay về phía chúng ta. Tại vườn Ê-đen Đức Chúa Trời thánh khiết đã phải quay lưng với con người vì cớ tội lỗi thì tại thập tự giá Ngài đã quay gương mặt nhân từ Ngài với con người vì cớ Con Ngài đã gánh tội lỗi ấy. Ha-lê-lu-gia! Thật tuyệt vời khi tiếp tục chìm đắm trong tình yêu của Chúa Jesus và những gì Ngài đã làm cho chúng ta tại thập tự giá. Tình yêu ấy như một ngọn lửa bừng cháy trong tôi và bạn ngày hôm nay bởi những gì Chúa Jesus đã làm là quá đỗi tuyệt vời và kì diệu. Ngài thật đáng để được tôn cao và khen ngợi trong muôn muôn người. Ngài là vẻ đẹp và tình yêu của Đức Chúa Trời.
Ngày hôm nay, lời kêu gọi dành cho chúng ta là những kẻ tin nơi Chúa Jesus, là con của Đức Chúa Trời thì không phải là hãy theo Chúa mà hãy Ở TRONG NGÀI (Giăng 15). Trong toàn bộ các thư tín, Phaolo liên tục nhắc cho các tín hữu rằng HỌ ĐANG Ở TRONG ĐẤNG CHRIST, HÃY Ở TRONG ĐẤNG CHRIST VÀ Ở TRONG ĐẤNG CHRIST.
Ngày hôm nay, bạn đang theo Chúa hay bạn đang Ở TRONG ĐẤNG CHRIST? Bạn chọn điều nào?
1. Theo Chúa để rồi bỏ cuộc như tất các sứ đồ, môn đồ, đoàn dân, chẳng một ai theo Chúa nổi .... dầu cho đã từng nghe, biết và nhận nhiều phép lạ?
2. Bạn Tin nơi Chúa Jesus Christ và Đức Chúa Trời đặt bạn Ở TRONG ĐẤNG CHRIST. Bạn ở trong Ngài và Ngài ở trong bạn mỗi giây, mỗi phút từ nay cho đến đời đời. Amen!
Joshua Phạm
Chúng ta cần phân biệt Lẽ thật về Giao ước mới và giao ước cũ, cần phân biệt trước và sau thập tự, cần phân biệt luật pháp và ân điển.
Trong giao ước cũ của luật pháp, Đức Chúa Trời đòi hỏi sự công chính từ con người. Đọc Cựu ước bạn thấy con người phải làm, phải làm ,... 10 điều răn điều bắt đầu bằng mệnh đề: ngươi chớ, ngươi chớ,...
Nhưng trong Giao ước mới thì Đức Chúa Trời đòi hỏi sự công chính nơi Chúa Jesus là Đấng đại diện cho con người để kết ước với Ngài. Và mệnh đề bắt đầu trong Giao ước mới là Ta sẽ, Ta sẽ,... Là nói về những gì mà Chúa làm cho chúng ta.
Hê-bơ-rơ 8: 10-13
Chúa lại phán: Nầy là lời ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên Sau những ngày đó: Ta sẽ để luật pháp ta trong trí họ Và ghi tạc vào lòng; Ta sẽ làm Đức Chúa Trời họ, Họ sẽ làm dân ta.
11 Trong vòng họ sẽ chẳng có ai dạy bảo công dân mình Và anh em mình, rằng: Hãy nhìn biết Chúa; Vì hết thảy trong vòng họ, Từ kẻ rất nhỏ cho đến kẻ rất lớn đều sẽ biết ta,
12 Nhơn ta sẽ tha sự gian ác của họ, Và không nhớ đến tội lỗi họ nữa.
13 Gọi ước đó là ước mới, thì đã xưng ước trước là cũ; vả, điều chi đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi.
Chúa Jesus đến thế gian trong chức vụ của Ngài thì Ngài đang trong sự hoàn tất luật pháp. Chúa Jesus đến không phá bỏ luật pháp như nhiều người nghĩ nhưng Ngài đến để làm trọn nó. Ngài làm trọn bèn cách đẩy luật pháp lên đến đỉnh điểm của nó, khiến cho con người, đặc biệt là Dân Do-thái phải câm miệng trước sự công bình của Đức Chúa Trời, phải thừa nhận sự bất lực của mình trong luật pháp.
Ví dụ: Luật pháp nói ai ngủ với người đàn bà khác là phạm ngoại tình như Chúa Jesus nói rằng thậm chí chỉ cần nhìn đàn bà mà lòng động tình tham muốn thì đã phạm ngoại tình. Nếu vậy thì ai mà không ngoại tình? Không ai thể thoát được dù rất muốn sống thánh nhưng rõ ràng là không thể. Chính vì vậy mới dẫn mọi người đến chỗ nhận biết sự bất lực của mình để tin vào Đấng Cứu Chuộc.
Trong vấn đề tha thứ cũng vậy, Chúa Jesus bảo người Do-thái phải tha thứ nếu không thì Đức Chúa Trời không tha thứ cho họ. Nếu khi họ đến đền thờ dâng của tế lễ mà trong lòng chưa tha thứ cho ai thì phải bỏ của lễ lại về làm hòa với anh em rồi mới đến để tiếp tục dâng của lễ. Đây rõ ràng là sứ điệp của Chúa trước khi Ngài chết trên thập tự vì:
a. Hôm nay, Chúa Jesus là của lễ của chúng ta, nếu dạy rằng tín hữu trước khi đến với Chúa phải bỏ của lễ lại về làm hòa trước thì chẳng khác gì dạy người ta bỏ Chúa Jesus lại về làm hòa bằng khả năng của mình rồi đến dâng lễ tiếp tục. điều này là không thể.
b. Trước thập tự giá Chúa Jesus dạy ngươi phải tha thứ để được Chúa tha thứ nhưng sau thập tự giá, Phaolo nhận sự mặc khải từ chính Chúa để công bố rằng
Cô-lô-se 3:13 nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.
I Giăng 4:19 Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước.
Ngày hôm nay, trong Giao Ước mới, chúng ta tha thứ bởi vì chúng ta là kẻ đã nhận được sự tha thứ lớn hơn, chúng ta yêu mến Chúa vì Chúa yêu chúng ta bằng tình yêu lớn nhất của Ngài qua sự chết của Chúa Jesus. Đó là phước hạnh trong Giao ước mới. Bạn không phân biệt được thì những sứ điệp bạn rao giảng sẽ khiến cho dân sự quay trở lại với luật pháp, với Giao ước cũ, với nỗ lực và sự tập chú vào khả năng của bản thân bạn. Bạn ơi hãy cho dân sự nhìn thấy Giao ước mới tốt hơn trong Huyết Chúa Jesus, hãy để chính mình và dân sự đến chiêm ngưỡng nơi núi Si-ôn của phước hạnh, sự sống đừng dẫn chính mình và mọi người về với núi Si-nai của sự rủa sả, định tội và sự chết. (II Cô-rinh-tô 3:7-9)
Joshua Phạm
Trong giao ước cũ của luật pháp, Đức Chúa Trời đòi hỏi sự công chính từ con người. Đọc Cựu ước bạn thấy con người phải làm, phải làm ,... 10 điều răn điều bắt đầu bằng mệnh đề: ngươi chớ, ngươi chớ,...
Nhưng trong Giao ước mới thì Đức Chúa Trời đòi hỏi sự công chính nơi Chúa Jesus là Đấng đại diện cho con người để kết ước với Ngài. Và mệnh đề bắt đầu trong Giao ước mới là Ta sẽ, Ta sẽ,... Là nói về những gì mà Chúa làm cho chúng ta.
Hê-bơ-rơ 8: 10-13
Chúa lại phán: Nầy là lời ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên Sau những ngày đó: Ta sẽ để luật pháp ta trong trí họ Và ghi tạc vào lòng; Ta sẽ làm Đức Chúa Trời họ, Họ sẽ làm dân ta.
11 Trong vòng họ sẽ chẳng có ai dạy bảo công dân mình Và anh em mình, rằng: Hãy nhìn biết Chúa; Vì hết thảy trong vòng họ, Từ kẻ rất nhỏ cho đến kẻ rất lớn đều sẽ biết ta,
12 Nhơn ta sẽ tha sự gian ác của họ, Và không nhớ đến tội lỗi họ nữa.
13 Gọi ước đó là ước mới, thì đã xưng ước trước là cũ; vả, điều chi đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi.
Chúa Jesus đến thế gian trong chức vụ của Ngài thì Ngài đang trong sự hoàn tất luật pháp. Chúa Jesus đến không phá bỏ luật pháp như nhiều người nghĩ nhưng Ngài đến để làm trọn nó. Ngài làm trọn bèn cách đẩy luật pháp lên đến đỉnh điểm của nó, khiến cho con người, đặc biệt là Dân Do-thái phải câm miệng trước sự công bình của Đức Chúa Trời, phải thừa nhận sự bất lực của mình trong luật pháp.
Ví dụ: Luật pháp nói ai ngủ với người đàn bà khác là phạm ngoại tình như Chúa Jesus nói rằng thậm chí chỉ cần nhìn đàn bà mà lòng động tình tham muốn thì đã phạm ngoại tình. Nếu vậy thì ai mà không ngoại tình? Không ai thể thoát được dù rất muốn sống thánh nhưng rõ ràng là không thể. Chính vì vậy mới dẫn mọi người đến chỗ nhận biết sự bất lực của mình để tin vào Đấng Cứu Chuộc.
Trong vấn đề tha thứ cũng vậy, Chúa Jesus bảo người Do-thái phải tha thứ nếu không thì Đức Chúa Trời không tha thứ cho họ. Nếu khi họ đến đền thờ dâng của tế lễ mà trong lòng chưa tha thứ cho ai thì phải bỏ của lễ lại về làm hòa với anh em rồi mới đến để tiếp tục dâng của lễ. Đây rõ ràng là sứ điệp của Chúa trước khi Ngài chết trên thập tự vì:
a. Hôm nay, Chúa Jesus là của lễ của chúng ta, nếu dạy rằng tín hữu trước khi đến với Chúa phải bỏ của lễ lại về làm hòa trước thì chẳng khác gì dạy người ta bỏ Chúa Jesus lại về làm hòa bằng khả năng của mình rồi đến dâng lễ tiếp tục. điều này là không thể.
b. Trước thập tự giá Chúa Jesus dạy ngươi phải tha thứ để được Chúa tha thứ nhưng sau thập tự giá, Phaolo nhận sự mặc khải từ chính Chúa để công bố rằng
Cô-lô-se 3:13 nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.
I Giăng 4:19 Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước.
Ngày hôm nay, trong Giao Ước mới, chúng ta tha thứ bởi vì chúng ta là kẻ đã nhận được sự tha thứ lớn hơn, chúng ta yêu mến Chúa vì Chúa yêu chúng ta bằng tình yêu lớn nhất của Ngài qua sự chết của Chúa Jesus. Đó là phước hạnh trong Giao ước mới. Bạn không phân biệt được thì những sứ điệp bạn rao giảng sẽ khiến cho dân sự quay trở lại với luật pháp, với Giao ước cũ, với nỗ lực và sự tập chú vào khả năng của bản thân bạn. Bạn ơi hãy cho dân sự nhìn thấy Giao ước mới tốt hơn trong Huyết Chúa Jesus, hãy để chính mình và dân sự đến chiêm ngưỡng nơi núi Si-ôn của phước hạnh, sự sống đừng dẫn chính mình và mọi người về với núi Si-nai của sự rủa sả, định tội và sự chết. (II Cô-rinh-tô 3:7-9)
Joshua Phạm
Hãy phân biệt, ngày hôm nay khi đã là một Cơ-đốc nhân bạn và tôi vẫn có thể vấp ngã và yếu đuối nhưng nó hoàn toàn khác với một hành động tội lỗi của một người ngoại.
Người ngoại phạm tội vì tội lỗi là bản chất của họ cho nên họ dễ phạm tội, họ thường phạm tội, họ phạm tội luôn luôn, phạm tội trong mọi cách. Đơn giản vì họ là một tội nhân. Thậm chí khi vừa sinh ra họ đã được hoài thai trong tội lỗi rồi. Họ không thể thoát khỏi phạm tội, không thể thoát khỏi tội lỗi dù rất muốn. Họ cố gắng làm lành, cố gắng tu thân tích đức, cô gắng tạo lập điều thiện nhưng tất cả không thể đem đến cho họ sự bình an thật vì bản chất họ không hề được thay đổi. Họ vẫn mãi chỉ như "ăn mày đội lốt hoàng tử" mà thôi.
Cơ-đốc nhân phạm tội vì bị cám dỗ, vì chưa thật sự đầy dẫy lời Chúa, vì chưa thể thay đổi hoàn toàn tâm trí cũ kỹ của mình bằng tâm trí mới của Đấng Christ. Vì đôi lúc chúng ta không nhớ đến ơn huệ nhưng không của Chúa dành cho mình, vì chúng ta vẫn nhìn cuộc đời mình theo con mắt, sự khôn ngoan của chính mình, nhìn theo đời nay mà chưa đổi mới tâm thần mình (Rô-ma 12:1-2) để hiểu được ý muốn tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa trời là thể nào.
Tuy nhiên, một điều chúng ta cần nên nhớ, bản chất của chúng ta đã được thay đổi. Con người chúng ta đã được dựng nên mới (II Cor 5:17) Chúng ta là một tạo vật mới với một bản chất mới, một tấm lòng mới. (Ê-xê-chi-ên 36:26). Chúng ta cần thời gian để tâm trí chúng ta bắt kịp với sự thay đổi "đột ngột" này. Chỉ cách nhau vài phút nhưng chúng ta được dời đi xa lắm: từ nơi tối tăm đến nơi sáng láng lạ lùng (I Phi-e-rơ 2:9), từ nơi sự chết đến nơi sự sống(Ê-phê-sô 2:6; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:10), từ nô lệ của tội lỗi đến nô lệ của sự công bình (Rô-ma 6:18), từ nơi ô nhơ, bất khiết trở thành đền thờ Thánh Linh cư ngụ đời đời (I Cor 3:16-17; 6:19), tất cả chỉ diễn ra trong thời điểm bạn thật sự quyết định tin nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của mình. Mọi việc diễn ra quá nhanh. Bạn tin Chúa cả Thiên Đàng rúng động, vui mừng (MS nào cũng giảng như vậy). Tâm linh và thế giới linh chuyển động diệu kì.
Tuy nhiên nan đề là bạn không trực tiếp thấy bằng mắt thường của mình. Gương mặt bạn vẫn như cũ, suy nghĩ bạn cũng chưa khác bao nhiêu,.... Tuy vậy, sự kiện bạn được tái sanh không dựa trên những thay đổi đó, cũng không dựa trên cảm xúc của bạn. Nó dựa trên Giao ước được thiết lập tại thập tự giá cách đây hơn 2000 năm. Đó mới chính là Tin Mừng mà thế giới này tìm kiếm và khao khát. Khi là một Cơ-đốc nhân phạm tội, từ bên trong bạn luôn có một sự phản ứng dữ dội mạnh mẽ, không khoan nhượng. Giống như một con cá khi lên bờ nó luôn kêu gào và tìm mọi cách để được trở lại dòng nước. Đó chính là tiếng nói của tâm linh mới của bạn, một tâm linh đã thuộc về sự sáng không thể dung hòa với bóng tối. Đó là tiếng kêu gào của một tâm linh được xưng công bình bởi Huyết báu của Chúa Jesus. Hãy bước theo sự dẫn dắt ấy vì tại đó Thánh Linh đang ngự trị để nâng đỡ, an ủi và giúp bạn vừa muốn, vừa làm theo ý tốt Ngài. Nguyện Chúa giúp đỡ bạn để kinh nghiệm một đời sống thành công, đắc thắng trong Danh Ngài. Amen!
Joshua Phạm
Epheso 3:19 và được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời.
………Khi bạn càng nghĩ nhiều về Chúa Giê-xu, bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm sự bình an (Giang 14:27) mà bạn chưa bao giờ có, sức mạnh chưa từng có trước đây và sự vui mừng đến nỗi nói không nên lời (Epheso 3:20).
Sự khôn ngoan bắt đầu tuôn tràn (1 Corin 1:30) và bạn có khả năng đưa ra những quyết định rất nhảy bén . Chỉ đơn giản là bạn được bước vào sự hiện diện của Con Đức Chúa Trời hằng sống (Hebero 10:19)
Bạn ơi, cây không cần nổ lực, cố gắng để sinh ra trái. Một cái cây chỉ cần tiếp xúc đủ ánh sáng mặt trời và nước, trái sẽ tự động sinh ra. Tương tự như vậy, bạn chỉ cần tiếp xúc đủ với sự sáng của Đức Chúa Con, và nước hằng sống trong lời của Đức Chúa Trời, trái tốt sẽ tự động sinh ra trong cuộc đời của bạn (Giang 15:5)….
Sự đắc thắng là bông trái của bạn.
Sự thành công là bông trái của bạn.
Sức khoẻ là bông trái của bạn.
Sự hoà thuận, êm ấm trong gia đình là bông trái của bạn.
Nghề nghiệp ổn định là bông trái của bạn.
Tất cả những bông trái này được sinh ra chỉ đơn giản là vì bạn ở trong sự hiện diện của Chúa! (Epheso 1:3) Căng thẳng, tuyệt vọng, giận dữ tan biến và không còn cai trị trong tâm trí bạn (Roma 6:14) Lo lắng không còn chổ đứng trong tâm trí bạn.
Ý thức về tình yêu hoàn hảo của Chúa Giê-xu dành cho bạn sẽ cất bỏ tất cả vết tích của sự bối rối và sợ hãi ( Epheso 1: 17-19). Bạn sẽ bắt đầu cảm nhận và hành xử như là tạo vật mới trong Đấng Christ (2Corinto 5:17) bất kể hoàn cảnh hiện tại của bạn ra sao.
Giăng 12:46 Ta là sự sáng đã đến thế gian, để ai tin ta, chẳng ở nơi tối tăm nữa.
Có người nói 1 câu rất hay đại ý là: không hề có bóng tối vì thật chất bóng tối chỉ là tình trạng thiếu vắng của sự sáng. Điều này thật sự đúng vì từ khi con người đầu tiên là A-đam phạm tội với Đức Chúa Trời đã trở nên tối tăm không phải vì thiếu ánh sáng vật lý của mặt trời nhưng là vì thiếu vắng sự hiện của NGUỒN SỰ SÁNG là chính Chúa. Cho nên, khi Chúa Jesus đến với thế gian, chính Ngài đã tuyên bố: Ta là sự sáng! Chính Ngài là sự sáng. Trước đây, chúng ta đi trong tối tăm bởi vì chúng ta đi mà không có sự hiện diện của chính Ngài, là nguồn sự sáng. Cho nên, dầu chúng ta có đi giữa ban ngày nhưng Kinh Thánh vẫn gọi chúng ta là dân đi trong tối tăm.
Nhưng thật cảm tạ Đức Chúa Trời, khi chúng ta bắt đầu quyết định tin nhận Chúa Jesus và những gì Ngài đã hoàn tất cho chúng ta tại thập tự giá thì Kinh Thánh bảo rằng chúng ta chẳng còn ở nơi tối tăm nữa. Chúng ta đã được ở trong nguồn của sự sáng. Và nguồn sự sáng đang ở trong chúng ta. Ha-lê-lu-gia! Cảm tạ Chúa Jesus!
Bạn thân mến! Ngày hôm nay, hãy liên tục nhận thức rằng bạn đang ở trong nguồn sự sáng và bạn sẽ tiếp tục ở trong sự sáng ấy, bạn đã không còn ở trong nơi tối tăm nữa vì Chúa Jesus là nguồn sự sáng của bạn. Ngài đang ở với bạn, Ngài ở trong bạn và chính Chúa sẽ chiếu sự sáng của Ngài qua bạn. Và vì Lời Chúa khẳng định bạn không còn ở trong sự tối tăm nữa mà ở trong sự sáng cho nên bạn bắt đầu vui mừng bước đi mạnh mẽ trong sự sáng ấy. Bạn hãy để sự sáng ấy bày tỏ qua chính đời sống của bạn. Amen!
Joshua Phạm
Có người nói 1 câu rất hay đại ý là: không hề có bóng tối vì thật chất bóng tối chỉ là tình trạng thiếu vắng của sự sáng. Điều này thật sự đúng vì từ khi con người đầu tiên là A-đam phạm tội với Đức Chúa Trời đã trở nên tối tăm không phải vì thiếu ánh sáng vật lý của mặt trời nhưng là vì thiếu vắng sự hiện của NGUỒN SỰ SÁNG là chính Chúa. Cho nên, khi Chúa Jesus đến với thế gian, chính Ngài đã tuyên bố: Ta là sự sáng! Chính Ngài là sự sáng. Trước đây, chúng ta đi trong tối tăm bởi vì chúng ta đi mà không có sự hiện diện của chính Ngài, là nguồn sự sáng. Cho nên, dầu chúng ta có đi giữa ban ngày nhưng Kinh Thánh vẫn gọi chúng ta là dân đi trong tối tăm.
Nhưng thật cảm tạ Đức Chúa Trời, khi chúng ta bắt đầu quyết định tin nhận Chúa Jesus và những gì Ngài đã hoàn tất cho chúng ta tại thập tự giá thì Kinh Thánh bảo rằng chúng ta chẳng còn ở nơi tối tăm nữa. Chúng ta đã được ở trong nguồn của sự sáng. Và nguồn sự sáng đang ở trong chúng ta. Ha-lê-lu-gia! Cảm tạ Chúa Jesus!
Bạn thân mến! Ngày hôm nay, hãy liên tục nhận thức rằng bạn đang ở trong nguồn sự sáng và bạn sẽ tiếp tục ở trong sự sáng ấy, bạn đã không còn ở trong nơi tối tăm nữa vì Chúa Jesus là nguồn sự sáng của bạn. Ngài đang ở với bạn, Ngài ở trong bạn và chính Chúa sẽ chiếu sự sáng của Ngài qua bạn. Và vì Lời Chúa khẳng định bạn không còn ở trong sự tối tăm nữa mà ở trong sự sáng cho nên bạn bắt đầu vui mừng bước đi mạnh mẽ trong sự sáng ấy. Bạn hãy để sự sáng ấy bày tỏ qua chính đời sống của bạn. Amen!
Joshua Phạm
Kinh Thánh nền tảng:
Ê-phê-sô 5:25-26-27 Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh, để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch, đặng tỏ ra hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài.I Cô-rinh-tô 2:7 Chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là sự mầu nhiệm kín giấu, mà từ trước các đời, Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự vinh hiển chúng ta.
I Cô-rinh-tô 4:1 Vậy, ai nấy hãy coi chúng tôi như đầy tớ của Đấng Christ, và kẻ quản trị những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời.
Ê-phê-sô 1:9 khiến chúng ta biết sự mầu nhiệm của ý muốn Ngài, theo ý định mà Ngài đã tự lập thành trước trong lòng nhơn từ Ngài
Ê-phê-sô 3:3 thể nào bởi sự tỏ ra, tôi đã hiểu biết điều mầu nhiệm mà tôi mới bày tỏ cùng anh em mấy lời.
Ê-phê-sô 5:32 Sự mầu nhiệm ấy là lớn, tôi nói về Đấng Christ và Hội thánh vậy.
Cô-lô-se 1:26 tức là sự mầu nhiệm đã giấu kín trải các đời các kiếp, mà nay tỏ ra cho các thánh đồ Ngài.
Bạn thân mến!
Các Tông đồ ngày xưa không có lập Giáo hội. Trong Hội Thánh đầu tiên không có khái niệm Giáo hội mà chỉ có Hội Thánh vì Hội Thánh là do Chúa Jesus lập trên nền tảng là chính Ngài. Ngày hôm nay, theo tôi nghĩ, sở dĩ mọi người ở đây nói riêng và cả cộng đồng Cơ-đốc trên toàn thế giới nói chung cứ rơi vào vòng tranh luận (có khi thành tranh cãi và tranh chiến luôn) là vì từ khởi điểm thay vì bước đi theo sự hướng dẫn của Chúa để Hội Thánh phát triển theo đúng những gì mà Chúa đặt để, kêu gọi là trở thành muối của đất là ánh sáng của thế gian thì nhiều người đã thành lập Giáo hội và bước theo con đường của tôn giáo. Và tôn giáo thì không thể cứu được ai cả vì bản chất tôn giáo không có lẽ thật, tôn giáo không có sự sống và tôn giáo không phải con đường dẫn đến với Đức Chúa Trời. Chỉ có một mình Chúa Jesus mà thôi. Chỉ có Ngài là đường đi duy nhất, chỉ có Ngài là chân lý duy nhất, chỉ có Ngài là Lẽ thật.
Kinh Thánh không hình thành từ Giáo hội mà là từ chương trình và ý định tốt lành của Đức Chúa Trời và Ngài bày tỏ điều đó qua những môn đồ của Ngài, không qua Giáo hội. Giáo hội đến đúng thời điểm cũng được Đức Chúa Trời sử dụng để tổng hợp, xem xét, phân chia, các sách trở thành cuốn Kinh Thánh Trọn Vẹn ngày hôm nay nhưng ý tứ, ý muốn và quan điểm của Kinh Thánh thì hoàn toàn là của Đức Chúa Trời. Không có sự mặc khải của Đức Thánh Linh (Thánh Thần) mọi sự suy gẫm, mọi sự hiểu biết, mọi sự khôn ngoan sẽ không bao giờ biết được đâu đúng, đâu sai, đâu đến từ Đức Chúa Trời, đâu thì không, .... Con người là công cụ trong tay Đức Chúa Trời để hoàn tất chương trình của Ngài. Tất nhiên, Ngài không cưỡng ép mà chọn lựa và kêu gọi bằng tình yêu.
Kinh Thánh văn tự thật chất cũng không phải là yếu tố cao nhất mà Đức Chúa Trời muốn con người nhận được mà là tinh thần của Kinh Thánh, chính là Chúa Jesus và những gì Ngài hoàn tất cho nhân loại tại thập tự giá. Tôi giả sử, chỉ là giả sử, nếu như nhân loại không phát triển việc lưu truyền ngôn ngữ qua hệ thống chữ viết mà là theo một dạng thức nào đó khác thì chắc chắn Đức Chúa Trời cũng sẽ truyền đạt thông điệp của Ngài cho nhân loại giống hệt như trong Kinh Thánh và sẽ không có khác biệt.
Cho nên, ngày hôm nay điều quan trọng không phải là nghiên cứu xem Kinh Thánh ra từ đâu hay do ai,.... mà quan trọng là xem Kinh Thánh viết gì mà trọng tâm của Kinh Thánh là gì, hay thông điệp quan trọng nhất mà Đức Chúa Trời muốn bày tỏ cho con người thông qua Kinh Thánh là gì? Đó chính là Chúa Jesus và chương trình cứu chuộc trọn vẹn toàn hảo của Ngài tại thập tự giá. Chỉ có tại đó, chúng ta mới thấy được ánh sáng (dù là ai, dù là dân tộc nào, dù là tiếng nói nào, dù là tôn giáo nào), chỉ tại đó chúng ta mới nhận sự sống, chỉ tại đó chúng ta mới biết Lẽ thật và quan trọng nhất là CHỈ TẠI NƠI ĐÓ CHÚNG TA THẤY VÀ ĐƯỢC CHINH PHỤC BỞI TÌNH YÊU TUYỆT ĐỐI CỦA CHÚA JESUS.
Thật ra, những lời truyền khẩu về Chúa Jesus không mang trọng tâm của cả Kinh Thánh nói chung và Tân Ước nói riêng. Cuộc đời CHúa Cứu Thế được lưu truyền qua nhiều người sống cùng thời với Ngài chứ không chỉ riêng gì Mathio, Luca, Giang, Mac nhưng chỉ có những cái nhìn và sự kí thuật của các trước giả trên được Thánh Linh chấp nhận là thông điệp đến từ Đức Chúa Trời qua việc Ngài thần cảm để Hội Đồng Thẩm Định chọn lựa.
Nhưng điều đặc biệt hơn là, trọng tâm của Phúc âm về cái nhìn tổng quát đầy đủ về chương trình cứu chuộc qua Chúa Jesus trong toàn bộ Kinh Thánh từ Sáng Thế đến thời Chúa Jesus thì chỉ được mặc khải đặc biệt rõ ràng cho sứ đồ Phao-lô. Và những thư tín dạy dỗ của ông cho mọi vấn đề trong sinh hoạt, đời sống, sự tập chú, nhiệm vụ của Hội Thánh đều được Thánh Linh bày tỏ 1 cách đặc biệt và lạ lùng để minh chứng rằng Kinh Thánh là đến từ DCT và do chính Ngài soi dẫn, chính Ngài ban phát. Bạn nói rằng :"Kinh Thánh không từ trời rơi xuống" . Rất đúng. Kinh Thánh không từ trời rơi xuống nhưng Thánh Linh là Đấng xức dầu, hà hơi, bày tỏ, mặc khải, dẫn dắt và hoàn tất Kinh Thánh thì được BAN CHO TỪ TRỜI. THÁNH LINH LÀ TỪ TRỜI BAN XUỐNG CHO NHỮNG KẺ TIN. Cho nên, theo một nghĩa nào đó cũng có thể hiểu Kinh Thánh là từ Trời (từ Đức Chúa Trời) ban (chứ không phải rơi) xuống.
Tôi kêu gọi tất cả chúng ta hãy cùng tập chú vào ĐẤNG MÀ KINH THÁNH NÓI ĐẾN chứ đừng chỉ tập chú vào Kinh Thánh. Học hỏi để thêm kiến thức là tốt nhưng NHÌN BIẾT CHÚA JESUS VÀ NHỮNG GÌ NGÀI LÀM CHO CHÚNG TA mới là điều đem đến sự sống, hy vọng, tình yêu và bình an cho chúng ta. Chỉ có Ngài là Lẽ Thật, CHỉ có Ngài là Sự Sống, chỉ có Chúa JEsus là Đấng Cứu rỗi tôi và bạn. Dù bạn là ai, là Công Giáo hay Tin Lành, điều đó không quan trọng bằng việc chúng ta đang đặt niềm tin của chính mình ở đâu? Trên Chúa Jesus hay không? Nếu không thì HÃY CHỌN ĐỂ TIN NGÀI NGAY HÔM NAY. Nếu rồi HÃY TẤN TỚI TRONG SỰ HIỂU BIẾT ĐẤNG CHRIST NGÀY CÀNG HƠN. Hãy nhìn thấy tình yêu, ân sủng lớn lao của Chúa dành cho bạn ngay hôm nay.
Joshua Phạm
Ma-thi-ơ 7:15-23
15 Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. 16 Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê? 17 Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. 18 Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu cũng chẳng sanh được trái tốt. 19 Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi.(o) 20 Ấy vậy, các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được.(p)
21 Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. 22 Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? 23 Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!
Dấu hiệu nhận biết tiên tri thật hay giả trong phân đoạn trên là dựa vào kết quả. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào dễ dàng lầm lẫn rằng kết quả là nguồn gốc hay nguyên nhân của một cuộc đời. Nguyên tắc là:
Cây tốt --------> sanh trái tốt. (Tất yếu)
Cây xấu ---------> sanh trái xấu (cũng là tất yếu)
Vậy, cái chính cần quan tâm phải là cây xấu hay cây tốt chứ không thể nào là trái xấu hay trái tốt.
Thật ra, tất cả chúng ta trước khi có Chúa đều là cây xấu, dẫu cho có đôi người trong chúng ta vẫn có 1 số trái tốt nào đó. Nhưng bản chất chúng ta vẫn chỉ là CÂY XẤU và nguyên tắc câu xấu sanh trái xấu là tất yếu không cần bàn cãi. Nhưng từ khi bạn và tôi đón nhận Chúa Jesus vào trong đời sống mình. Chúng ta được tái sanh bởi quyền năng Thánh Linh hành động trong chúng ta. Đức Chúa Trời báp-têm chúng ta làm một vào trong sự chết và sự sống lại của Chúa Jesus. Và chúng ta là một tân tạo vật (II Cor 5:17). Và bây giờ, chúng ta là NHỮNG CÂY TỐT Vậy điều tất yếu là chúng ta sẽ sản sinh những trái tốt theo thời gian và sự sống tăng trưởng trong chúng ta bởi quyền năng vô biên của Thánh Linh sự sống đang cư ngụ trong mỗi chúng ta - là những kẻ tin Danh Ngài.
Và rõ ràng, "nói tiên tri" (hay nhận "khải thị, khải tượng") không phải là lí do khiến bạn được chấp nhận tại Thiên Đàng, "đuổi quỷ" cũng không khiến bạn và tôi ở Thiên Đàng, "làm phép lạ" cũng không hề khiến bạn và tôi bước vào trong vương quốc sự sống mà chỉ có làm THEO Ý MUỐN CỦA CHA Ở TRÊN TRỜI MÀ THÔI. (Câu 21). Vậy ý muốn của Cha là gì?
Chúa Jesus phán rất rõ trong Giăng 6:40
Đây là ý muốn của Cha ta, phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được sự sống đời đời; còn ta, ta sẽ làm cho kẻ ấy sống lại nơi ngày sau rốt.
Ý muốn của Cha là ai nhìn Con và TIN Con thì được sự sống đời đời. Và đó là phương cách duy nhất. Những kẻ tiên tri giả mạo này đã không làm theo ý muốn của Cha ở trên trời cho nên kết quả là họ chẳng có phần gì trong vương quốc của Đức Chúa Trời.
Bạn thân mến!
Nếu ý muốn của Cha là nhìn Con và TIN Con thì bạn chỉ đơn giản là nhìn Con và TIN Con. Khiêm nhường là đầu phục hoàn toàn nơi Lời của Đức Chúa Trời và tin cậy vào những gì Ngài đã phán chứ không theo suy nghĩ hay lí trí của chúng ta. Kiêu ngạo là không chấp nhận hoặc thêm nỗ lực của cá nhân vào chương trình cứu chuộc duy nhất của Đức Chúa Trời qua đức tin nơi Chúa Jesus Cứu Chúa chúng ta. Amen!
Joshua Phạm